20 thg 4, 2016

Thế nào là hoá đơn hợp pháp, hợp lệ, hợp lý

Thế nào là hoá đơn hợp pháp, hợp lệ, hợp lý?

1-Tính Hợp pháp của Hoá đơn 

Hóa đơn hợp pháp phải là hoá đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành và được cơ quan thuế cung cấp cho các cơ sở kinh doanh.

- Hoá đơn do các cơ sở kinh doanh tự in để sử dụng phải theo mẫu quy định và đã được cơ quan thuế chấp nhận cho sử dụng. (hoá đơn theo đúng quy định tại thông tư 39/2014)
- Hay các loại hoá đơn, chứng từ đặc thù khác được phép sử dụng.
- Hoá đơn đã được thông báo phát hành Hoá đơn với Thuế  

2-Tính Hợp lệ của Hoá đơn 

Hóa đơn hợp lệ: nội dung trên hoá đơn cần ghi rõ ngày tháng năm phát hành, có đủ các chỉ tiêu họ tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có), tài khoản thanh toán (nếu có) của người mua và người bán; rõ hình thức thanh toán là gì (tiền mặt hoặc chuyển khoản), tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tiền hàng, thuế suất, tiền thuế GTGT (nếu có), tổng số tiền thanh toán; chữ ký người mua, người bán. Về chữ ký của Giám đốc trên hóa đơn thì không bắt buộc, có thể ủy quyền cho người khác ký thay đều được chấp nhận.

- Hoá đơn được lập theo đúng Nguyên tắc Quy định của Bộ Tài Chính (chi tiết tại điều 16 TT39/2014)

3-Tính Hợp lý của Hoá đơn 

Hoá đơn hợp lý khi hóa đơn đó có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi được cấp phép trên GPKD của DN
        
Tóm lại:  Khi nhắc đến tính Hợp pháp, Hợp lệ, Hợp lý của Hoá đơn là nói đến các căn cứ xác định chi phí được trừ hay không được trừ khi tính thuế TNDN

Ví dụ 1: Công ty kế toán Thiên Ưng là công ty dịch vụ đào tạo kế toán mà lại mua 1 cái máy XÚC - thì khoản chi phí đó là khoản chi phí ko hợp lý - vì nó không phục vụ gì cho việc đào tạo -  muốn làm gì với cái máy xúc thì phải thay đổi GP ĐKKD

Xem thêm
Thế nàolà hoá đơn bất hợp pháp


0 nhận xét:

Đăng nhận xét