Ngày 06/4/2015, Bộ Tài
chính ban hành Công văn 4403/BTC-CST hướng dẫn về việc xử lý thuế GTGT của tài
sản, hàng hóa bị tổn thất (sau đây gọi gọn là tài sản bị tổn thất). Theo đó,
thuế GTGT đầu vào của tài sản bị tổn thất từ ngày 01/03/2012 được xử lý như
sau:
- Trường
hợp DN không được bồi thường thuế GTGT đầu vào của hàng hóa chịu thuế GTGT bị
tổn thất thì được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào này.
- Trường
hợp hợp đồng bảo hiểm (BH) quy định giá trị bồi thường gồm thuế GTGT, CSKD nhận
tiền bồi thường xuất hóa đơn GTGT, kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra tương ứng
với số thuế GTGT được bồi thường và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của tài
sản bị tổn thất này.
- Trường
hợp doanh nghiệp BH ủy quyền cho người tham gia BH sửa chữa tài sản, doanh
nghiệp BH thanh toán cho người tham gia BH phí BH tương ứng với hợp đồng BH thì
được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường BH.
Nội dung chi tiết của
công văn 4403/BTC-CST:
Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được nhiều kiến nghị về việc hướng dẫn xử lý thuế GTGT đối với tài sản, vật tư, hàng hóa bị tổn thất được các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau: Căn cứ quy định tại Khoản 15 Điều 1 Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng; Căn cứ quy định tại khoản 1, điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ; quy định tại khoản 1, điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ;
Thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất từ ngày
01/3/2012 được xử lý như sau:
a) Trường hợp cơ sở kinh doanh không được bồi
thường thuế GTGT đầu vào của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh
doanh được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào này;
Trường hợp hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường không bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường bảo hiểm lập chứng từ thu theo quy định và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất. Cơ sở kinh doanh bảo hiểm lập chứng từ chi tiền bồi thường bảo hiểm; b) Trường hợp hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường có bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường bảo hiểm xuất hóa đơn GTGT (trên hóa đơn ghi rõ giá trị tổn thất được bồi thường chưa có thuế GTGT và số tiền GTGT được bồi thường), kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra tương ứng với số thuế GTGT được bồi thường và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất này; c) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản; chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghi tên người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm; trường hợp phần bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán cho người tham gia bảo hiểm có giá trị từ 20 triều đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư số 06/2012/TT-BTC và tại điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
|
Lưu ý thêm:
Chi phí của hàng bị tổn thất
Chi phí của hàng bị tổn thất
0 nhận xét:
Đăng nhận xét