26 thg 4, 2016

Kế toán tư vấn mô giới dịch vụ

Các hoạt động chính:

1.      MÔI GIỚI, ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN.- Dịch vụ môi giới, ký gửi mua – bán, thuê – cho thuê bất động sản.- Dịch vụ định giá quản lý, tiếp thị các dự án bất động sản.- Dịch vụ quảng cáo, rao bán, cho thuê bất động sản.

2.  TƯ VẤN ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC PHÁP LÝ VỀ BẤT ĐỘNG SẢN.- Dịch vụ tư vấn miễn phí đầu tư, kinh doanh bất động sản.- Dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí liên quan đến bất động sản.- Dịch vụ làm sổ đỏ, tách, ghép sổ đỏ nhanh.- Dịch vụ làm hộ chiếu, dịch vụ làm hộ khẩu.- Làm các thủ tục trọn gói về giao dịch bất động sản.

Hình thức hoạt động

-           Đăng thông tin trên quảng cáo, rao vặt bất động sản trên internet để tìm kiếm khách hàng.

-          Khách hàng đăng ký dịch vụ: Người hoặc đơn vị có nhu cầu mua, bán, thuê, thuê mua bất động sản

-          Bộ phận nghiệp vụ: Kiểm tra thông tin, nhu cầu khách hàng (sử dụng các biểu mẫu có sẵn)

-          Bộ phận nghiệp vụ: Tư vấn, hướng dẫn bổ sung vào hồ sơ khách hàng gửi bán và cho thuê

-          Ký kết hợp đồng dịch vụ khách hàng

+ Đặc điểm của người môi giới BĐS:

-Nhằm mục đích lấy tiền thuê;

-Thúc đẩy hai bên giao dịch, chứ bản thân không trực tiếp giao dịch;

-Hoạt động môi giới BĐS chủ yếu là trung gian giới thiệu và đại lý bán nhà đất;

-Phải phân biệt rõ giới hạn hoạt động của môi giới BĐS và tư vấn thuần tuý cung cấp thông tin về nhà đất.Giá thành: yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là nhân công và chi phí sản xuất chung

Do đó ta quy ước việc tính giá thành theo phương  pháp ước lựơng các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm:

-Lương = 70%
-Sản xuất chung=20%
-Lợi nhuận định mức thiết kế=15%

Ví dụ: doanh thu = 100.000.000
Lợi nhận mục tiêu=100.000.000x15%=15.000.000
Chi phí cần phân bổ tính giá thành=100.000.000-100.000.000x15%=85.000.000

-          Lợi nhận mục tiêu=100.000.000x15%=15.000.000 sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp: khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: điện, internet….

+Tập hợp chi phí để tính giá thành 154 là : 622,627 , Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành SP HoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

+Nhân công: lương cho nhân viên tư vấn hàng ngày bạn theo dõi chấm công nếu chi tiết được cho từng hợp đồng dịch vụ thì càng tốt => Chi phí nhân công chiếm 70% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ công ty bạn cung cấp.

-Chi phí: Nợ TK 622,627,6421/ có TK 334


-Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112



Trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí) 23% lương đóng bảo hiểm (BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%, BHCĐ 2%)
               Nợ TK 622,627,642
                              Có TK 3382 (BHCĐ 2%)
                              Có TK 3383 (BHXH 18%)
                              Có TK 3384 (BHYT 3%)
                              Có TK 3389 (BHTN 1%)

Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động
                        Nợ TK 334 (10,5%)
                              Có TK 3383 (BHXH 8%)
                              Có TK 3384 (BHYT 1,5%)
                              Có TK 3389 (BHTN1%)

Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định
                        Nợ TK 3382 (BHCĐ 2%)
                        Nợ TK 3383 (BHXH 26%)
                        Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)
                        Nợ TK 3389 (BHTN 2%)
                              Có TK 112 (34,5%)

Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
                        Nợ TK 334                  Thuế TNCN
                             Có TK 3335

Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau

+ Hợp đồng lao động+CMTND  phô tô kẹp vào

+ Bảng chấm công hàng tháng

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

+ Tất cả có ký tá đầy đủ

+Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ
= > thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN

+Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương or bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ....=> gói lại một cục

+ Tạm ứng: 

- Dự toán chi đã được Kế toán trưởng - BGH ký duyệt

-Giấy đề nghị tạm ứng.- Phiếu chi tiềnNợ TK 141/ có TK 111,112

+Hoàn ứng:

-Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,...công tác,...) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.
Nợ TK 111,112/ có TK 141
Chú ý:

-Nếu ký hợp đồng dứơi 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ

-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định

 “Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

+ Chi chi phí sản xuất chung: để phục vụ công tác tư vấn công ty bạn phải trang bị cho nhân viên vật dụng và đồ dùng phục vụ việc tư vấn : phần mềm chuyên dụng nếu có, máy vi tính, bút, thước kẻ, bàn ghế, giấy và các vật dụng khác phục vụ công việc….. những thứ này phân bổ  trên tài khoản 142,242 vào các hợp đồng dịch vụ bên công ty bạn cung cấp khách hàngHóa đơn đầu vào:

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) 
+ phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển  tiền kẹp thêm :

 - Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ +  Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

Nếu là dịch vụ: Trả tiền thuê bao điện thoại+cáp internet, mua đồng phục, logo đeo,in danh thiếp, quảng cáo, báo mua & bán
Nợ TK 627,1331
           Có TK 111,112,331…

Nếu là công cụ:điện thoại cho nhân viên tư vấn, bàn, ghế…
 Nợ TK 153,1331/ có TK 111,112,331

Đừa vào sử dụng:

Nợ TK 142,242/ có TK 153

Phân bổ:
Nợ TK 627/ có TK 142,242

=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ
Nợ TK  154/ có TK 622,627

+Kết thúc dịch vụ

-Xuất hóa đơn hoạch tóan doanh thu:
Nợ  TK  111,112,131/ có 511,33311

-Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ:
  Nợ TK  632/ có TK  154

Hóa đơn đầu ra:

+Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu  (xây dựng) phô tô  + biên bản xác nhận khối lượng phô tô (xây dựng)  + bảng quyết toán khối lượng phô tô  nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô  và thanh lý phô tô  nếu có.

+Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) 

+ đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu  (xây dựng) phô tô  + biên bản xác nhận khối lượng phô tô  + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô    và thanh lý phô tô  nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm : - Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có

+Ngoài ra còn các chi phí như tiếp khách: hóa đơn ăn uống phải bill hoặc bảng kê đi kèm, quản lý: lương nhân viên quản lý, kế tóan....chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: bàn ghế, máy tính...... ko cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý doanh nghiệp sau này tính lãi lỗ của doanh nghiệp
Nợ TK 642*,1331/ Có TK 111,112,331,142,242,214....

+ Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán
-Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/ Có TK 515
-Phí ngân hàng: Nợ TK 6425/ Có TK 112

+ Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng
Nợ TK  627,642/ có TK 142,242,214

+ Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212

Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng:
Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911

Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng :
Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811

Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng: Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0
Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212

Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0
Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911

Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:
Nợ TK 8211/ có TK 3334

Kết chuyển:
 Nợ TK 911/ có TK 8211

Nộp thuế TNDN:
Nợ TK 3334/ có TK 1111,112

Thanks & Best regards,
----------------------------------------------------------
DƯƠNG HOÀI PHONG
TAX ACCOUNTING SOLUTION – LEGAL ADVISORY
ĐỊA CHỈ: 12, Đường Số 1, Kp 5, P.HIệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
DĐ: 0909.592.656 - 0983828060

0 nhận xét:

Đăng nhận xét