28 thg 4, 2016

NGHỊ ĐỊNH 39.2011 SỬA ĐỔI NĐ 185.2004

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 39/2011/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 185/2004/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán:
1. Khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán bao gồm:
a) Vi phạm quy định về chứng từ kế toán;
b) Vi phạm quy định về sổ kế toán;
c) Vi phạm quy định về tài khoản kế toán;
d) Vi phạm quy định về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và công khai báo cáo tài chính;
đ) Vi phạm quy định về kiểm tra kế toán;
e) Vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán;
g) Vi phạm quy định về kiểm kê tài sản;
h) Vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán;
i) Vi phạm quy định về hành nghề kế toán;
k) Vi phạm quy định về áp dụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác;
l) Vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.”
2. Điều 5 được sửa đổi như sau:
“Điều 5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
1. Mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 7, khoản 5 Điều 8, khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 7, khoản 6 Điều 8, khoản 3 Điều 9, khoản 3 Điều 10, khoản 3 Điều 14, khoản 3 Điều 15, khoản 3 Điều 16 của Nghị định này.
4. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định tại Chương II của Nghị định này đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được quá mức tối đa của khung tiền phạt.”
3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về chứng từ kế toán


Thanks & Best regards,
------------------------------------------
DƯƠNG HOÀI PHONG
TAX ACCOUNTING SOLUTION – LEGAL ADVISORY
ĐỊA CHỈ: 12, Đường Số 1, Kp 5, P.HIệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
DĐ: 0909.592.656 - 0983828060


0 nhận xét:

Đăng nhận xét